Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, trung gian truyền bệnh là muỗi vằn, dưới đây là một vài cách phòng bệnh sốt xuất huyết đơn giản, hiệu quả.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận gần 115.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 18 ca tử vong. So với cùng kỳ, số ca mắc giảm 20,2%, số tử vong giảm 22 ca.
Tuy nhiên, tại TP.HCM, 3 bệnh viện nhi lớn là Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố và Bệnh viện Nhi đồng 2 thời gian qua liên tục ghi nhận các ca sốt xuất huyết trẻ em. Nhiều ca nhập viện trong tình trạng nặng, suy đa tạng, nguy kịch do chủ quan.
Trên địa bàn TP.HCM, tổng số ca sốt xuất huyết tích lũy từ đầu năm 2024 đến tuần 46 (từ ngày 11 - 17/11) là 12.013 ca. Các quận, huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao gồm: quận 1, quận 7 và thành phố Thủ Đức. Tại Hà Nội, cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, thành phố ghi nhận 6.243 trường hợp mắc sốt xuất huyết, giảm 80% so với cùng kỳ.
Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, sốt xuất huyết do virus dengue gây ra, trung gian truyền bệnh là muỗi vằn (tên khoa học Aedes aegypti). Đặc điểm của bệnh là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong.
Sốt xuất huyết có biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn biến nhanh từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: sốt, nguy hiểm và hồi phục. Phát hiện sớm bệnh và hiểu rõ những vấn đề lâm sàng trong từng giai đoạn giúp bác sĩ điều trị đúng và kịp thời, nhằm cứu sống người bệnh. Người dân cần chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết trở nặng như chảy máu bất thường, mệt, bứt rứt hay vật vã, khó thở.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, mỗi cá nhân, gia đình cần chủ động tìm và loại bỏ các vật chứa có khả năng phát sinh loăng quăng. Khi trong gia đình có người xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bệnh sốt xuất huyết, cần đưa đi khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và hướng dẫn chăm sóc điều trị phù hợp, tránh nguy cơ diễn tiến nặng gây tử vong.
Theo các chuyên gia, cách phòng bệnh sốt xuất huyết đơn giản, hiệu quả người dân cần thực hiện là:
- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi.
- Phòng chống muỗi đốt.
- Phun hóa chất, vệ sinh môi trường.
- Tăng cường đề kháng phòng bệnh sốt xuất huyết.
- Tiêm phòng vắc-xin cho người 4 tuổi trở lên.
Cụ thể, để phòng, chống sốt xuất huyết, người dân cần chú ý diệt muỗi và phòng muỗi đốt. Trong đó, thực hiện vệ sinh nơi ở, xử lý, loại bỏ, lật úp các dụng cụ có thể chứa nước để muỗi đẻ trứng như lọ hoa, chai lọ, bể cá, khu vực rác thải.
Người dân chủ động diệt bọ gậy, loăng quăng là cách hiệu quả nhất để loại bỏ muỗi, phòng bệnh sốt xuất huyết.
Người dân cũng có thể phòng ngừa muỗi đốt bằng cách ngủ màn, dùng các sản phẩm chống muỗi như khăn lau xua muỗi hương sả tự nhiên, an toàn khi sinh hoạt ngoài trời, đặc biệt vào buổi tối.
Đối với trẻ em dưới 4 tuổi, trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm hỗ trợ chống muỗi được kiểm định an toàn như tã trẻ em xua muỗi, khăn lau xua muỗi...
Bobby Anitmos là dòng sản phẩm xua muỗi gồm Tã quần xua muỗi và Khăn lau xua muỗi. Sản phẩm được các chuyên gia của Tập đoàn Unicharm Nhật Bản phát triển dành riêng cho thị trường Đông Nam Á nhằm góp phần phòng chống dịch sốt xuất huyết.
Bobby Antimos sử dụng hương sả tự nhiên, không chứa DEET (hoạt chất chống côn trùng được khuyến nghị chỉ dùng cho trẻ từ 4 tuổi trở lên). Tã quần xua muỗi có hiệu quả trong vòng 8 tiếng và khăn lau xua muỗi có hiệu quả trong vòng 4 tiếng.
Sản phẩm an toàn với trẻ em từ 6 tháng tuổi và phụ nữ đang mang thai, giúp bảo vệ, giảm thiểu muỗi cắn, góp phần phòng chống bệnh sốt xuất huyết.