Biếng ăn là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ trong thời gian đang ăn dặm. Trẻ biếng ăn là vấn đề khiến nhiều bố mẹ “bỉm sữa” đau đầu và lo lắng. Vậy thì nguyên nhân nào khiến trẻ lười ăn như vậy, và làm cách nào để tình trạng đó không còn nữa? Chúng ta cùng lắng nghe những lời chia sẻ đến từ chuyên gia ăn dặm để được nắm rõ hơn nhé.
Theo chuyên gia ăn dặm Nguyễn Thị Miện (người sáng lập khóa học Ăn dặm là chuyện nhỏ), trong quá trình tư vấn cho các mẹ về giai đoạn ăn dặm của trẻ, chị luôn nhấn mạnh tới 2 việc bố mẹ cần làm theo hướng dẫn để con trải qua giai đoạn ăn dặm vui vẻ, thoải mái và vẫn duy trì tăng cân đều đặn. Đó là không ép con ăn và luyện tập tăng thô.
“Đây là 2 vấn đề rất quan trọng các bố mẹ cần kiên nhẫn làm theo tư vấn của mình. Khi bố mẹ làm được, chắc chắn con sẽ luôn hứng thú với việc ăn uống”.
Thứ nhất, không ép con ăn
Ăn dặm là cả một hành trình kéo dài từ khi con 5 - 6 tháng tới khi con 18 tháng. Trong hành trình này chắc chắn sẽ có nhiều giai đoạn mẹ bị khủng hoảng vì thấy con biếng ăn, ăn ít, kén ăn.
Các bố mẹ cần hiểu, trẻ biếng ăn là do có nguyên nhân:
Thứ nhất là biếng ăn sinh lý. Thực ra vấn đề này là những giai đoạn phát triển rất bình thường và đa số các bé sẽ trải qua.
Thứ hai, bé biếng ăn là do con mọc răng, hoặc con ốm, sốt có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.
Bé đang ăn đúng lượng ăn mẹ mong muốn, bỗng nhiên giảm lượng ăn khiến bố mẹ rất hoang mang, khi đó hay có tâm lý nóng vội và ép con ăn bằng được như ngày thường. Việc bố mẹ cố gắng ép, nhồi thêm cho ăn khiến bé từ biếng ăn sinh lý sang sợ ăn, không hứng thú với việc ăn và dẫn tới biếng ăn.
Thêm nữa, có bố mẹ thấy con ăn ít đi vội vàng bổ sung vô tội vạ vitamin , cốm biếng ăn , canxi, kẽm , DHA… cũng gây áp lực cho hệ tiêu hóa bài tiết hấp thụ, gây ra những hệ lụy khiến bé biếng ăn trong thời gian dài.
Do đó, chuyên gia Nguyễn Thị Miện có lời khuyên: Mẹ hãy tôn trọng nhu cầu ăn của con, hãy coi việc coi biếng ăn là bình thường trong giai đoạn ăn dặm thì sau 1 thời gian con sẽ ăn tốt lại.
Thứ hai, luyện tập tăng thô
Mỗi giai đoạn ăn dặm sẽ là những ngày tháng kiên trì luyện tập ăn thô cho bé.
Ở giai đoạn 5-6 tháng: Bé tập kỹ năng thè lưỡi ra rút lưỡi vào để cuốn thức ăn và nuốt. Giai đoạn này tập tăng thô thức ăn lợn cơn 1 chút để bé luyện cử động lưỡi và nuốt thức ăn.
Giai đoạn 7-8 tháng:
Đây là giai đoạn dùng lưỡi để nghiền thức ăn. Để giúp cho con có thể luyện ăn thô thì giai đoạn này mẹ nên chế biến thức ăn hình hạt lựu có độ to bằng 1/2 hạt đỗ xanh hoặc có thể nhỏ hơn phù hợp với khả năng ăn thô của bé để khi ăn con cảm nhận độ thô và buộc phải dùng lưỡi áp lên hàm trên và vòm miệng trên để nghiền thức ăn.
Ttăng thô ở giai đoạn này vẫn giữ độ mềm nhưng tăng độ to tức hình khối của thức ăn, thức ăn thật mềm tới mức khi cho vào 2 đầu ngón tay và bóp nhẹ là thức ăn có thể nát ra để khi áp lên hàm trên có thể nghiền thức ăn đó rồi nuốt.
Có rất nhiều bố mẹ rất lo lắng sợ con không thể ăn thức ăn thô được như trên ở tháng tuổi này, tuy nhiên bố mẹ hãy tự tin nấu thức ăn thật mềm băm to ra 1 chút. Khi cho con ăn, hãy đút lượng nhỏ và cảm nhận những khoảnh khắc con đảo lưỡu trong khoang miệng để xử lý độ thô nhé.
Giai đoạn 9-11 tháng:
Đây là giai đoạn hàm bắt đầu cử động tốt hơn, con có phản xạ nhai, nước bọt tiết ra nhiều hơn và enzym tiêu hóa thức ăn cũng tăng lên. Đây vừa là giai đoạn tập nhai của bé và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng đã tăng lên rất nhiều.
Món ăn trong giai đoạn này sẽ chế biến theo dạng hình hạt lựu to bằng hạt ngô và đôi khi là thức ăn hình thanh hoặc hình tròn để đáp ứng nhu cầu tập nhai của bé.
Giai đoạn 12-18 tháng:
Là giai đoạn con hoàn thiện kỹ năng nhai, ở giai đoạn này khả năng ăn thô khá tốt và có thể ăn 1 số món cùng gia đình.
Khi mẹ hiểu về độ ăn thô con của con theo từng giai đoạn, từng tháng tuổi khác nhau giúp các mẹ biết cách chế biến thức ăn phù hợp để phục vụ cho nhu cầu xử lý độ thô của bé. Như vậy khả năng ăn thô của bé sẽ tăng dần và lớn lên có thể ăn thô tốt sau 1 tuổi.
Chuyên gia tư vấn Nguyễn Thị Miện – người sáng lập khóa học Ăn dặm là chuyện nhỏ đã có 7 năm đồng hành, tư vấn cho rất nhiều bố mẹ trong giai đoạn ăn dặm của con để giúp bé có những bữa ăn dặm ngon miệng, vui vẻ. Chị Miện sinh sống, làm việc tại Nhật Bản 12 năm, tốt nghiệp ĐH Châu Á Thái Bình Dương Ritsumeikan. Năm 2013, chị sinh em bé đầu tiên và sau đó bắt đầu quá trình tìm hiểu về ăn dặm và nuôi con. Ở Nhật Bản, các mẹ có con trong độ tuổi ăn đều được tiếp cận kiến thức ăn dặm đúng đắn nên các mẹ ít bị hoang mang hay làm sai. Chị đã theo học nhiều khóa dạy về ăn dặm và nuôi con để tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm. Với mong muốn mang kiến thức về ăn dặm cũng như mô hình tư vấn ăn dặm của Nhật về Việt Nam, năm 2018 chị quyết định về Việt Nam đồng hành, cung cấp kiến thức ăn dặm, tư vấn cho các mẹ. Trong quá trình về Việt Nam tư vấn, chị Miện vẫn thường xuyên bay sang Nhật để update và học các kiến thức về ăn dặm để tư vấn cho các mẹ được chính xác và hiệu quả hơn. |
Hải Linh