Sữa bầu hay sữa tươi là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng mẹ bầu thường được khuyên bổ sung trong thời kỳ mang thai để mẹ khỏe, con phát triển tốt. Tuy nhiên không phải mẹ bầu nào cũng thích hợp uống sữa khi mang thai. Dưới đây là một số trường hợp, mẹ bầu được khuyến cáo không nên uống sữa.
Mẹ bầu thiếu máu
Bà bầu bị thiếu máu nên uống ít sữa là tốt nhất, vì người bị thiếu máu cần bổ sung nhiều chất sắt. Nhưng chất sắt trong thức ăn không được cơ thể con người hấp thụ tốt, cần phải hoạt động ở hệ tiêu hóa trước đó.
Trong khi sữa có rất nhiều nguyên tố dinh dưỡng phong phú, chỉ cần một vài nguyên tố sẽ tạo thành chất không hòa tan với thức ăn hàng ngày, như vậy sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt khiến tình trạng thiếu máu sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Mẹ bầu tiêu hóa kém
So với các loại thức uống khác, sữa có thể nói là một loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao và dễ hấp thụ, tuy nhiên điều này cũng khác nhau ở mỗi người và không phải ai cũng có thể hấp thụ hiệu quả các chất dinh dưỡng.
Đối với một số bà bầu có đường tiêu hóa kém, sữa không những không thể đóng vai trò thúc đẩy mà còn làm tăng gánh nặng cho cơ thể của bà bầu, sự phát triển của em bé cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Mẹ bầu không dung nạp lactose
Những người không dung nạp được đường lactose không thích hợp uống sữa, sữa giàu đạm cần có đủ lượng đường lactose để hấp thụ bình thường. Nếu không đủ đường lactose thì sữa không thể tiêu hóa được dẫn đến đầy hơi, tiêu chảy.
Như vậy có thể thấy sữa tuy có rất nhiều lợi ích nhưng với phụ nữ mang thai việc uống sữa càng phải cẩn trọng, tùy thuộc tình trạng thể chất mà lựa chọn uống hoặc uống loại sữa phù hợp.
Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày
Với những mẹ bầu bị chứng trào ngược dạ dày, chất béo có trong sữa sẽ làm ảnh hưởng đến sự co bóp cơ vòng thực quản, làm tăng sự trào ngược của dịch dạ dày, ruột khiến cho tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
Mẹ bầu bị viêm túi mật và viêm tụy
Sữa rất giàu chất béo. Chất béo có trong sữa khi đi vào cơ thể được hấp thụ bởi enzyme lipase do túi mật và tuyến tụy tiết ra. Nếu người mẹ bị viêm túi mật và viêm tuyến tụy trong thời gian mang thai thì không nên uống sữa thường xuyên. Một khi chất béo dung nạp vào cơ thể quá nhiều sẽ gây áp lực lên túi mật và tuyến tụy, từ đó làm tình trạng của mẹ sẽ xấu hơn.
Mẹ bầu bị sỏi thận
Mẹ bầu bị sỏi thận cần kiểm soát mức canxi nạp vào cơ thể. Nếu dư thừa canxi có thể làm cho tình trạng bệnh nặng nề hơn. Không chỉ sữa, mẹ bầu cũng nên thận trọng với các chế phẩm từ sữa có hàm lượng canxi cao.
Những thực phẩm dành cho mẹ bầu không uống được sữa
Theo các bác sĩ Sản khoa, nếu không uống được sữa bầu thì các mẹ bầu vẫn có thể thay thế sữa bằng một số thực phẩm quen thuộc có đủ vitamin A, D, canxi, acid folic cho mẹ và bé. Và đây là những gợi ý:
- Sữa chua: Hàm lượng dinh dưỡng trong sữa chua tương đương với sữa bầu, thậm chí chúng còn tốt cho hệ tiêu hóa, giúp mẹ phòng tránh được bệnh táo bón, thừa cân trong suốt thai kỳ. Mẹ có thể bổ sung 2 hộp sữa chua mỗi ngày để bảo đảm đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Hải sản: Nếu muốn bổ sung canxi, Omega-3 cho bé bà bầu cũng có thể ăn thêm hải sản như tôm, cá biển, ngao, sò, ốc,...
- Cá chạch: Lượng canxi trong cá chạch cao gấp 6 lần trong cá chép. Nếu vì vấn đề sức khỏe, không uống được sữa, mẹ hãy bổ sung canxi cho cơ thể bằng món cá chạch nhé.
- Trái cây: Trái cây không chỉ giàu vitamin C, chất xơ, beta carotene mà còn chứa hàm lượng canxi cực cao. Mẹ hãy thêm trái cây vào thực đơn thai kỳ để bổ sung thêm canxi nuôi con mau lớn nhé.
- Bông cải xanh: Tuy lượng canxi trong bông cải xanh không cao nhưng nó lại dễ được hấp thụ. Mẹ hãy thêm bông cải xanh vào các bữa ăn trong thai kỳ nhé.
- Quả sung: Quả sung được ví còn tốt hơn cả sữa ngoại đắt tiền nhờ hàm lượng canxi dồi dào và rất nhiều các vitamin, khoáng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai.
- Vừng: 25gr vừng sẽ bổ sung 200mg canxi cho cơ thể. Không chỉ giàu canxi, vừng còn giàu các vitamin và khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu nuôi thai nhi lớn khỏe, thông minh. Vừng cũng là thực phẩm lợi sữa rất tốt cho mẹ sau sinh.